Chung cư mini giá rẻ xây sai phép liệu có cấp được “sổ đỏ” hay không?
Sau khi nộp phạt, dự án sẽ được điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp phép xây dựng.
Nhà ở chung cư mini giá rẻ Hà Nội được rao bán nhiều trong thời gian vừa qua, nhiều tòa nhà mọc lên của nhiều chủ đầu tư. Nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất của khách hàng vẫn là: “Tòa nhà chung cư mini giá rẻ Hà Nội xây sai phép liệu có cấp được “sổ đỏ” hay không?”
Chung cư mini giá rẻ Hà Nội xây sai phép liệu có cấp được “sổ đỏ” hay không?
Chung cư mini Hà Nội đang làm khó khách hàng?
Băn khoăn lớn của khách hàng đang tìm mua chung cư mini tại Hà Nội được giải thích cụ thể như sau: Đối với những tòa nhà đang được chào bán hiện nay, hầu hết chủ đầu tư thường xây sai phép như sai mật độ, vượt quá số tầng được cấp (2 vấn đề sai phạm nổi bật nhât hiện nay)… Xảy ra sai phạm như vậy, liệu sau này có tách được sổ hồng riêng cho từng căn hộ hay không? ( Cắt nghĩa: Sổ hồng hay sổ đỏ chỉ là do người dân tự đặt tên để gọi nhưng bản chất như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – hay còn gọi là sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở – hay còn gọi là sổ hông).
Có tin được chủ đầu tư?
Đối với khách hàng tìm mua loại hình nhà ở chung cư mini, khi đi xem thực tế vị trí dự án, tham quan trực tiếp căn hộ… và nếu quan tâm về mặt pháp lý thì chắc chắn có tình huống sau xảy ra: Giấy phép xây dựng chỉ được cấp có 6 tầng ( chung cư mini tại Hà Nội chỉ được cấp tối đa 6 tầng, tại nơi mật độ dân cư đông thường chỉ được cấp 5 tầng, 1 lửng) thế nhưng thực tế trước mắt là một tòa nhà sừng sững cao từ 8 đến 10 tầng. Vậy vấn đề đặt ra là sai phạm rõ ràng như vậy thì quyền lợi của người mua nhà có được đảm bảo hay không?
Câu trả lời từ phía chủ đầu tư sẽ là: Những căn hộ trong phép (từ tầng 6 trở xuống) sẽ tách sổ bình thường và những căn hộ ngoài phép sau này cơ chế mở rộng hơn sẽ làm được sổ.
Câu trả lời trên không phải là không có lý khi mà tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP đã nêu rõ những công trình xây sai phép, không phép nhưng đáp ứng một số điều kiện thì ngoài việc bị phạt hành chính bằng tiền còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40%-50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép. Sau khi nộp phạt, dự án sẽ được điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp phép xây dựng.
Tuy nhiên, ngày 03/10 vừa qua, Luật đã được sửa đổi và bổ sung: Đối với những công trình vi phạm xây dựng sau ngày Nghị định 121/2013/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 30/11/2013) đều không được nộp tiền để tồn tại mà sẽ bị phạt tiền, buộc phá dỡ.
Đối với những công trình đã hoàn thành trước 30/11/2013 sẽ được xem xét nộp phạt để tồn tại nếu không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng bên cạnh, không vi phạm chỉ giới xây dựng, công trình được xây dựng trên đất không có tranh chấp và có chiều cao không vượt quá chiều cao tối đa cho phép theo quy hoạch được duyệt.
Lý giải điều này, một chuyên gia cho rằng: Việc cho phép nộp phạt để tồn tại sẽ gây ra những tiền lệ xấu, gây ảnh hưởng đến việc quản lý xây dựng. Do đó, sửa đổi theo hướng nhu vậy là rất hợp lý.
Thực tế hiện nay
Như vậy mọi vấn đề đã cụ thể và trên thực tế hiện nay, các quận huyện liên quan mới chỉ cấp sổ hồng cho căn hộ thuộc những tòa nhà chung cư mini tại Hà Nội xây dựng đúng giấy phép được cấp, hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Tính đến thời điểm này chỉ có chung cư của chủ đầu tư Hanoiland cấp được sổ hồng riêng từng căn hộ. Đây cũng là đơn vị duy nhất trên địa bàn TP. Hà Nội xây dựng đúng theo giấy phép được cấp.
Leave a Reply